Địa điểm du lịch Kênh gym

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An (địa chỉ - số 80 đường Trần Phú) lưu giữ 268 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19, hầu hết là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá - kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Qua bản đồ mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển được trưng bày ở Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An, khách tham quan sẽ có cái nhìn tổng quát về Nền gốm sứ mậu dịch Việt Nam :
              
Gốm sứ Việt Nam đã có lịch sử dài non 2000 năm. Nhưng cho đến nay, các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy gốm sứ Việt Nam gia nhập vào thị trường gốm sứ mậu dịch bắt đầu từ thế kỷ 14. Bằng chứng sớm nhất của gốm sứ thương mại Việt Nam là mảnh gốm hoa lam tìm thấy ở Nhật Bản.


Đến thế kỷ 15 - 16, gốm Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Trung Cận Đông. Đây được coi là thời kỳ rực rỡ nhất của gốm sứ mậu dịch Việt Nam, với các sản phẩm gốm sứ đặc trưng như gốm hoa lam, gốm vẽ màu trên men, gốm đơn sắc có màu xanh ngọc và màu vàng nâu.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy :

- Ở Đông Nam Á, có 32 địa điểm khảo cổ học xuất hiện gốm Việt Nam : Malaysia 9 địa điểm, Brunei 2 địa điểm, Indonesia 11 địa điểm, Phillipine 10 địa điểm.
            
- Ở Nhật Bản, nhiều thành phố như Okinawa, Nagasaki, Hakata, Dazaifu, Osaka, Sakai, Hiroshima... cũng đã phát hiện được gốm Việt Nam.
           
- Ở Trung Cận Đông, gốm Việt Nam mới chỉ tìm thấy có 2 địa điểm là Fustat (Ai Cập) và Al-tur trên bán đảo Sinai.

            
Bước sang thế kỷ 17, gốm thương mại Việt Nam đột nhiên vắng bóng trên thị trường thế giới, mà chỉ còn tìm thấy ở Nhật Bản. Như vậy, trong vòng 4 thế kỷ, gốm sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc.


* Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Riêng ngày 15 hàng tháng, bảo tàng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Mục lục

Du lịch Quảng Nam
- Du lịch Hội An
    I) Phố cổ Hội An
       1) Nhà cổ Hội An
                  - Nhà cổ Tấn Ký
                  - Nhà cổ Đức An
                  - Nhà cổ Quân Thắng
                  - Nhà cổ Phùng Hưng
                  - Nhà thờ cổ tộc Trần
                  - Nhà thờ tộc Nguyễn Tường
       2) Hội quán Hội An
                  - Hội quán Phúc Kiến
                  - Hội quán Quảng Đông
                  - Hội quán Triều Châu
       3) Công trình văn hóa Hội An
                  - Chùa Cầu
                  - Đình Cẩm Phô
                  - Miếu Quan Công
                  - Tụy Tiên Đường Minh Hương
       4) Bảo tàng
                  - Văn hóa dân gian Hội An
                  - Gốm sứ mậu dịch Hội An
                  - Lịch sử văn hóa Hội An
                  - Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An
       5) Điểm tham quan khác
                  - Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
                  - Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền
                  - Giếng cổ Bá Lễ
   II) Làng nghề Hội An
             - Làng gốm Thanh Hà
             - Làng rau Trà Quế
             - Làng mộc Kim Bồng
   III) Quanh Hội An
             - Bãi biển Cửa Đại
             - Bãi biển An Bàng
             - Cù Lao Chàm
             - Rừng dừa Bảy Mẫu
             - Thánh địa Mỹ Sơn