Địa điểm du lịch Kênh gym

Làng mộc Kim Bồng - Hội An

Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nổi tiếng với nghề mộc truyền thống đạt đến trình độ cao, gắn bó lâu đời với vùng đất Hội An. Khu phố cổ chính là tấm gương soi phản ánh bề dày và chiều sâu của nghề mộc Kim Bồng, thể hiện qua vẻ đẹp kiến trúc hài hòa trên nền nghệ thuật trang trí nội thất, và chạm khắc gỗ điêu luyện.


Giới thiệu làng mộc Kim Bồng

Làng nghề mộc Kim Bồng hình thành từ thế kỷ 15, đến cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, bắt đầu phát triển mạnh mẽ theo nhịp thịnh vượng của cảng thị Hội An. Thời này, Hội An giao lưu sâu rộng với nước ngoài, đã tạo tiền đề cho nghề mộc cổ truyền của Việt Nam được hòa quyện, chắt lọc các phong cách làm mộc khác nhau, thỏa mãn nhiều thị hiếu, hình thành nên một sắc thái riêng của nghề mộc Kim Bồng ở Hội An.

Đến thế kỷ 18, ở làng mộc Kim Bồng đã hình thành 3 nhóm nghề rõ rệt. Nghề mộc xây dựng, không những đã góp phần định hình nên kiến trúc phố cổ Hội An, và lưu dấu trong nhiều di tích ở Đà Nẵng, cố đô Huế... mà còn vượt đại dương theo thuyền buôn có mặt ở các nước xa xôi. Nghề mộc đóng thuyền, đáp ứng nhu cầu giao thương với các loại thuyền buôn đường xa, trọng tải lớn như ghe bầu. Nghề mộc dân dụng, tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao. Cùng với đó, nghề nề đắp vẽ, chạm trổ linh vật cũng góp phần đưa Kim Bồng trở thành ngôi làng hội tụ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Ngày nay, tuy đã qua cái thuở vàng son, nhưng những người thợ làng mộc Kim Bồng vẫn đóng góp lớn vào việc trùng tu, bảo tồn các di tích ở phố cổ, và vẫn ngược xuôi khắp nơi để xây dựng nên những ngôi nhà rường, nhà cổ ba gian truyền thống. Bên cạnh đó, nghề mộc mỹ nghệ cũng phát triển mạnh khi bắt đầu làm du lịch.

Theo các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, nghề mộc ở đây chưa bao giờ “chết”. Sự tồn tại bền bỉ và sức sống tiềm tàng của làng nghề qua hàng trăm năm đã cho thấy, dù có lúc trầm ẩn nhưng bằng tình yêu nghề, sự phong phú về sản phẩm với mộc tiêu dùng, xây dựng, đóng tàu và mỹ nghệ, nghề mộc Kim Bồng vẫn “sống”.


Du lịch làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, nhìn sang bên kia là khu phố cổ Hội An. Đây là vị trí thuận lợi, vừa không cách xa trung tâm, vừa dễ dàng trong việc vận chuyển vật liệu bằng đường thủy. Bước chân lên vùng đất này đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông Tây. Những âm thanh đó đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống của người làng mộc, bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.

Đến tham quan làng mộc Kim Bồng, là dịp để khách du lịch được trực tiếp quan sát những công đoạn sản xuất, ngắm nhìn những nét chạm trổ của người thợ tài hoa, đồng thời thưởng lãm những tác phẩm đặc sắc như: chiếc đinh hương được chạm khắc 1000 con rồng bằng hình ảnh cây tre hóa đá, chùa Cầu Hội An được chuyển thể nguyên trạng..., và chọn mua cho mình những sản phẩm mộc lưu niệm đẹp mắt.

Đối với những du khách có niềm yêu thích với các sản phẩm gỗ thủ công, đây còn là dịp để họ thể hiện ý tưởng và đặt hàng gia công tại làng mộc Kim Bồng ở Hội An, và có được một tác phẩm như ý muốn với chất lượng cao, mà giá cả lại tận gốc. Có người còn đặt cả một ngôi nhà cổ bề thế, một bộ bàn ghế chạm trổ công phu... hay các tác phẩm gỗ nghệ thuật đòi hỏi sự tinh xảo và thể hiện được cái hồn của tác phẩm.

Ngoài ra, du khách có thể đạp xe dạo quanh làng mộc Kim Bồng, thăm thú đời sống người dân, tham quan nhà thờ tộc, tìm hiểu các công việc nhà nông như: dệt chiếu, đan tre, tráng bánh..., và thưởng thức các món ăn dân dã địa phương.
Làng mộc Kim Bồng - xưởng nghệ nhân Huỳnh Ri
Làng mộc Kim Bồng - xưởng nghệ nhân Huỳnh Ri
Làng mộc Kim Bồng - đạp xe dạo quanh
Làng mộc Kim Bồng - đạp xe dạo quanh
Làng mộc Kim Bồng - cổng vào
Làng mộc Kim Bồng - cổng vào

Mục lục

Du lịch Quảng Nam
- Du lịch Hội An
    I) Phố cổ Hội An
       1) Nhà cổ Hội An
                  - Nhà cổ Tấn Ký
                  - Nhà cổ Đức An
                  - Nhà cổ Quân Thắng
                  - Nhà cổ Phùng Hưng
                  - Nhà thờ cổ tộc Trần
                  - Nhà thờ tộc Nguyễn Tường
       2) Hội quán Hội An
                  - Hội quán Phúc Kiến
                  - Hội quán Quảng Đông
                  - Hội quán Triều Châu
       3) Công trình văn hóa Hội An
                  - Chùa Cầu
                  - Đình Cẩm Phô
                  - Miếu Quan Công
                  - Tụy Tiên Đường Minh Hương
       4) Bảo tàng
                  - Văn hóa dân gian Hội An
                  - Gốm sứ mậu dịch Hội An
                  - Lịch sử văn hóa Hội An
                  - Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An
       5) Điểm tham quan khác
                  - Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
                  - Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền
                  - Giếng cổ Bá Lễ
   II) Làng nghề Hội An
             - Làng gốm Thanh Hà
             - Làng rau Trà Quế
             - Làng mộc Kim Bồng
   III) Quanh Hội An
             - Bãi biển Cửa Đại
             - Bãi biển An Bàng
             - Cù Lao Chàm
             - Rừng dừa Bảy Mẫu
             - Thánh địa Mỹ Sơn