Địa điểm du lịch Kênh gym

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm “Nét khắc”

22/03/2016 - 3329 view
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm Nét khắc

Triển lãm “Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại” vừa chính thức khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội, số 66 Nguyễn Thái Học). Đây là triển lãm độc đáo trưng bày bộ sưu tập hơn 100 tác phẩm, chủ yếu là tranh khắc gỗ và mộc bản, của họa sĩ Trần Nguyên Đán nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội. Triển lãm sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ nay đến hết ngày 27/3.

Sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Nguyên Đán khá đồ sộ, tranh của ông hiện có mặt trong nhiều bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Bảo tàng Đà Nẵng... Các tác phẩm của ông cũng được trao tặng nhiều giải thưởng mỹ thuật toàn quốc. Đặc biệt, năm 2007, hoạ sĩ Trần Nguyên Đán đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt II cho các tác phẩm tranh khắc: “Nghệ nhân Hàng Trống”, “Chăm học chăm làm”, “Trở lại Tam Bạc”, “Hội đền Hùng” và “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”.

Đến bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, xem tranh của Trần Nguyên Đán, người ta có thể nhận ra nét truyền thống đan cài trong những tác phẩm đồ họa hiện đại, như lối in hiện đại nhiều màu, nhiều sắc độ từ một bản gỗ duy nhất. Nhờ chất liệu dân gian thấm đẫm, mỗi tác phẩm của Trần Nguyên Đán đều toát lên “mộc vị”, đằm thắm, trữ tình, tinh tế, uyển chuyển. Bởi thế, nhiều người yêu mến đã gọi người họa sĩ tài hoa này là “cây cầu nối giữa truyền thống và hiện đại”.

Trao đổi với phóng viên tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa nhận xét: “Họa sĩ Trần Nguyên Đán là một gương mặt đặc biệt trong làng Mỹ thuật Việt Nam bởi ông chuyên tâm gần như triệt để vào một chất liệu duy nhất - tranh khắc gỗ. Cả một đời nghệ thuật, kể từ bước đầu khắc gỗ năm 1966 - thuở còn sinh viên - đến nay (2016) đúng nửa thế kỷ trôi qua, mặc những ai “thử sức” hay “mở rộng” ra các chất liệu khác, ông chỉ chuyên chú đến mức đắm say vào tranh khắc gỗ mà thôi. Tất nhiên, vì từng theo học mỹ thuật nghiêm chỉnh nên ông cũng đã từng vẽ lụa, tranh cổ động, bột màu, màu nước... nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi. Trong khi đa số các thể loại hội họa và đồ họa nước ta có xuất xứ phương Tây và mới chỉ được định hình từ đầu thế kỷ XX thì tranh khắc gỗ có truyền thống lâu đời (từ 300 - 400 năm) như các dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ, Hàng Trống..., thậm chí có thể còn xa xưa hơn nếu kể đến tranh minh họa mộc bản Phật giáo và tranh bùa chú Đạo giáo.

Với rất nhiều giải thưởng đã giành được, Trần Nguyên Đán có quyền tự hào là một trong số không nhiều họa sĩ đồ họa tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam suốt từ nửa cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI. Tranh ông đáng chú ý ở chỗ: bao giờ cũng nổi bật tinh thần dân tộc Việt từ bố cục, mảng đậm nhạt đến đường nét, màu sắc... thậm chí cả cái duyên dáng làm điệu cũng có hồn dân tộc”.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm Nét khắc 2

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm Nét khắc 3

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm Nét khắc 4

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm Nét khắc 5


TTXT du lịch Hà Nội

Mục lục

Du lịch Hà Nội
          - Hồ Hoàn Kiếm
          - Phố cổ Hà Nội
          - Văn Miếu Quốc Tử Giám
          - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
          - Chùa Một Cột
          - Lăng Bác Hồ
          - Hồ Tây
          - Làng lụa Vạn Phúc
          - Làng gốm Bát Tràng
          - Vườn quốc gia Ba Vì