Địa điểm du lịch Kênh gym

Kỹ thuật lặn biển - Phần 2 : Kỹ thuật thông tai - Nâng cao

29/01/2013 - 5552 view
Phần 3: Hoàn thiện kỹ thuật & nâng cao

Sau khi các cơ ở cổ họng đã "bắt được nhịp" rồi thì việc còn lại chỉ là thời gian và kiên nhẫn để luyện cho nó thành thục hơn. Thực ra tư thế (ngồi) tập trên cạn của chúng ta là tư thế dễ dang nhất. Khi xuống nước, ở tư thế cắm đầu xuống, mọi việc sẽ khó khăn hơn nhiều: Khi lộn ngược đầu thì vòm họng mềm "rớt lên" vị trí chặn khoang mũi; Ở tư thế ngửa cổ (để nhìn xuống) thì nắp thanh quản khó đóng hơn.

    Tập các tư thế khác nhau: Khi đã thành thục ở tư thế ngồi, hãy thử tập ở tư thế nằm, bạn sẽ thấy khó hơn một tí. Tiếp theo, khó hơn và cũng gần thực tế hơn là tập ở tư thế cắm đầu xuống (nằm trên giường chồm đầu xuống đất chẳng hạn).

    Kết hợp với tập nín thở: Để không nhàm chán, bạn có thể kết hợp tập thao tác Frenzel với tập nín thở. Với cái phổi lép, bạn hãy thử "làm ù tai" (bằng Frenzel) xem được mấy lần. Nâng cao hơn, từ một cái phổi căng đầy, bạn hãy thử giữ mũi bịt kín, lấy khí từ dưới phổi đưa lên miệng (mở nắp thanh quản rồi đóng lại) để thông tai, xả khí trong miệng ra (vẫn giữ nắp thanh quản đóng chặt), rồi lặp lại lấy khí lên miệng... Ở bài tập này, bạn sẽ thấy rõ việc giữ nắp thanh quản đóng kín sẽ ngày càng khó khăn khi chúng ta đi vào giai đoạn co thắt (của nín thở). Và bài tập "lấy khí từ phổi lên miệng" chính là thao tác chúng ta phải làm khi xuống sâu (khi đã xài hết khí trong miệng để thông tai).

    Tập ở hồ bơi: Ở hồ bơi, chúng ta nên tập từ tư thế đứng thẳng (chân xuống trước) đến tư thế cắm đầu (đầu xuống trước), từ phổi lép đến phổi đầy. Riêng với việc lặn phổi lép, cần phải hết sức cẩn thận và tăng độ khó từ từ để tránh làm tổn thương phổi (có thể bị "teo phổi"): Ở độ sâu 2 mét, xuống chân trước rồi ngồi xuống từ từ, khi quen rồi thì mới cắm đầu; Ở độ sâu 2 đến 5 mét, mỗi khi tăng độ sâu, luôn bắt đầu từ tư thế chân xuống trước và phổi còn khí (không thở ra hết) rồi mới từ từ giảm lượng khí và đổi tư thế. Lặn phổi lép thì nên tập ở hồ có độ dốc tăng dần (như hồ CLB Hàng Không, TP.HCM). Bây giờ thì mình có thể thở hết ra, bịt mũi và rơi tự do thẳng xuống -4m một cách thoải mái, nhưng với người chưa quen lặn phổi lép thì điều này vô cùng nguy hiểm.

    Các kỹ thuật nâng cao:

        Thông tai liên tục: Ở 5 mét đầu tiên (từ 0m đến -5m), áp suất thay đổi rất nhanh nên chúng ta sẽ thấy thoải mái hơn khi liên tục giữ áp suất vừa đủ để thông tai trong suốt quãng đường đi xuống đó (những mét đầu tiên): làm ù tai ngay từ trên mặt nước và giữ áp suất dương (rất nhẹ) đó trong lúc đi xuống. Kỹ thuật này sẽ giúp những người khó thông tai cảm thấy dễ dàng hơn. Và với kỹ thuật này, bây giờ mình đã có thể thoải mái "rơi tự do" xuống nước mà không phải bận tâm với cái lỗ tai nữa.

        Dùng lưỡi thay môi: Trong một số trường hợp, khi miệng chúng ta không thể đóng kín như phải ngậm mồm thở trong lặn scuba thì chúng ta phải dùng đầu lưỡi để chặn cửa miệng thay cho môi: đẩy đầu lưỡi lên sát vòm họng cứng ngay bên trên răng cửa và giữ ở tư thế đó.

        Kỹ thuật mouth-fill: Khi xuống quá sâu, phổi chúng ta sẽ co lại đến độ không thể lấy khí lên miệng được nữa, vì thế để vượt qua giới hạn này, chúng ta phải "dự trữ khí" trước khi quá muộn: Tới độ sâu cuối cùng còn có thể ép ngực để lấy khí, gập người co ngực, hóp bụng đẩy cơ hoành để ép tất cả lượng khí còn có thể lấy từ phổi lên làm đầy khoang miệng (phồng má). Với một miệng đầy khí đó, các vận động viên lặn sâu có thể xuống thêm được vài chục mét nữa (kỷ lục hiện tại đã vượt 100m).

        Kỹ thuật eqex: Trong môn lặn sâu không giới hạn (no limit), các vận động viên được máy kéo xuống rất sâu, vượt khả năng thông tai của kỹ thuật mouth-fill. Vì thế, các vận động viên phải thổi khí trong phổi ra một cái túi dự trữ (equalization extension tool) ngay ở gần mặt nước (khoảng -20m) rồi dùng dần lượng khí đó để thông tai trong quãng đường còn lại. (Kỷ lục hiện tại đã vượt 200m.)

Thao tác Frenzel rõ ràng không phải là một kỹ thuật dễ dàng, nhưng khi đã nắm được nó rồi thì chắc chắn chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng bằng sự thoải mái và hiệu quả thông tai trong những chuyến dạo chơi dưới đáy biển.

Kỹ thuật lặn biển - Phần 2 : Kỹ thuật thông tai - Giới thiệu

Kỹ thuật lặn biển - Phần 2 : Kỹ thuật thông tai - Tập luyện 


- Lặn biển

Vamvo.com
Tổng hợp.


Sep27Du lịch Canada - Thác Niagara, kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng
du lich canada thac niagara ky quan thien nhien noi tieng
Thác Niagara nổi tiếng khắp thế giới vì qui mô to lớn, vẻ đẹ...
Sep30Du lịch Mexico - Teotihuacan, kim tự tháp và nền văn minh Maya
du lich mexico teotihuacan kim tu thap maya
Teotihuacan là một trong những thành phố lớn nổi tiếng thế g...
Sep29Du lịch Mexico - Quần đảo Marieta, bãi biển ẩn mình dưới hố sâu
du lich mexico quan dao marieta bai bien an minh duoi ho sau
Bãi biển ẩn giấu ở Mexico như một thiên đường tách biệt được...
Sep30Du lịch Mexico - Văn hóa rượu Tequila gắn liền với đất nước Mexico
du lich mexico van hoa ruou tequila
Trên thế giới, tequila là một trong 5 loại rượu được tiêu th...