Địa điểm du lịch Kênh gym

Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu Bắc Ninh là một trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam, nơi đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa còn có các tên khác là Cổ Châu hay Pháp Vân, mang dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử; và sở hữu hệ thống tượng phong phú, đặc biệt là các tượng Tứ Pháp uy nghi.


Lịch sử Chùa Dâu Bắc Ninh

Theo thư tịch cổ, Chùa đã được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên, từ năm 187 đến 226 thì hoàn thành. Ngôi chùa tọa lạc ở vùng Dâu (thành cổ Luy Lâu), dưới thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú quận Giao Châu, thủ phủ Kinh Bắc xưa kia.

- Những tài liệu, cổ vật còn lại ở Chùa, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” có niên đại 1752, cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định “Chùa Dâu ở Bắc Ninh là tổ đình của Phật giáo Việt Nam”.

Năm 1913, Chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Đời Trần, vua Trần Nhân Tông cho Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại thành “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”, quy mô bề thế.

Trải bao thăng trầm lịch sử và chiến tranh tàn phá, ngôi chùa với tháp gạch sừng sững, với tòa ngang, dãy dọc nguy nga, cổ kính vẫn còn đó. Năm 1962, Chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã được xếp hạng Di tích lịch sử. Đến năm 2013, Chùa tiếp tục được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.


Kiến trúc Chùa Dâu Bắc Ninh

Tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, Chùa quay về hướng Tây, có kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm: Tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, hai dãy hành lang, Hậu đường, tháp Hòa Phong; và các công trình phụ trợ: nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, tường bao...

- Theo thuyết minh về Chùa Dâu Bắc Ninh, cổng Tam quan gồm có 3 gian, bộ khung gỗ gác trên 4 hàng chân cột, kết cấu vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, cốn, bẩy”. Các cấu kiện của Tam quan đều được bào trơn đóng bén, mái lợp ngói, tường hồi bít đốc, mở thông thoáng cả 3 gian, tạo ấn tượng với du khách.

- Tiền thất (bái vọng đường) gồm 7 gian, 2 chái, với mái lợp ngói, đầu đao cong, bộ khung gỗ, các vì nóc đều được kết cấu theo dạng “tiền kẻ, hậu kẻ, câu đầu, trụ nóc”, tì lực trên 4 đầu cột. Những đầu kẻ ở gian giữa được chạm hoa lá cách điệu. Nội thất bày một số bàn ghế để khách sắp lễ, trước khi vào lễ Phật.

- Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái, có 8 bộ vì kèo kiểu “câu đầu, trụ, nóc, cốn, tiền kẻ, hậu bẩy”. Trên các đầu kẻ, bẩy, cốn đều được chạm nổi hoa văn mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Ở gian giữa có 2 thành đá chạm rồng theo phong cách nghệ thuật thời Trần. Tiền đường thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.

- Thiêu hương còn gọi là ống muống, gồm 3 gian, nối Tiền đường và Thượng điện. Hệ thống đỡ hoành mái gồm 4 bộ vì, mỗi vì đều được gác trên 4 đầu cột. Thiêu hương thờ Thập điện Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà.

- Thượng điện gồm 1 gian, 2 chái, với 4 bộ vì, 4 mái đao cong. Bảo lưu được 2 bộ vì nóc kiểu “giá chiêng”, khoảng giữa gắn hình lá đề chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời và 2 trụ trốn bên chạm nổi hình phỗng. Thượng điện Chùa Dâu Bắc Ninh thờ ai : Pháp Vân, Bà Trắng, Bà Đỏ, Thạch Quang Phật, Quan Âm thiên thủ thiên nhãn...

- Hai dãy hành lang song song với nhau, nối Tiền thất và Hậu đường. Mỗi dãy gồm 22 gian và được chia thành 2 phần: hành lang phía trước 12 gian và hành lang phía sau 10 gian, được ngăn cách bởi một bộ cửa ván bưng. Hành lang phía sau là nơi thờ 18 vị La Hán.

- Hậu đường gồm 9 gian, 2 dĩ, bộ khung gỗ, vì nóc kết cấu theo kiểu “trụ, quá giang, kẻ”. Hậu đường thờ Đức ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật. Trung tâm điện Phật có các tượng Tam Thế, Quan Âm chuẩn đề.

- Tháp Hòa Phong dựng giữa sân chùa, được xây bằng loại gạch cỡ lớn, nung tới độ có màu sẫm già của vại sành, với 3 tầng, cao 15m. Tầng thứ nhất, bốn mặt đều có cửa, xây cuốn vòm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Trên cùng là vòm mái, được xây cuốn bằng gạch. Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn Thiên Vương” bằng gỗ phủ sơn, cao 1.6m; phía trên treo chuông đồng đúc năm 1793, khánh đồng đúc năm 1817. Trước cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá, là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời đầu Công Nguyên.


Lễ hội Chùa Dâu Bắc Ninh

Hàng năm, lễ hội Chùa được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Sử sách lưu rằng, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo. Dân gian lưu truyền câu thơ: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”.

Trong dịp lễ hội sẽ diễn ra các nghi thức cổ truyền và nhiều trò diễn xướng dân gian, thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương về dự hội, cúng lễ, dâng hương chiêm bái. Hoạt động nổi bật là các làng tổ chức rước tượng Tứ Pháp từ chùa của làng mình về chùa Dâu “công đồng” hội tụ các yếu tố Mây + Sấm + Chớp = Mưa, đám rước gồm ngựa thờ, cờ lọng, cống bát quái... khi tới nơi thì diễn ra trò “cướp nước” đặc sắc.
Chùa Dâu Bắc Ninh - hành lang tượng La Hán
Chùa Dâu Bắc Ninh - hành lang tượng La Hán
Chùa Dâu Bắc Ninh - kiến trúc nhà Tổ
Chùa Dâu Bắc Ninh - kiến trúc nhà Tổ
Chùa Dâu Bắc Ninh đón khách du lịch
Chùa Dâu Bắc Ninh đón khách du lịch

Tin du lịch Chùa Dâu Bắc Ninh

Mục lục

Du lịch Bắc Ninh
          - Làng tranh Đông Hồ
          - Đền Bà Chúa Kho
          - Chùa Bút Tháp
          - Chùa Dâu